Phương pháp thi công tường Panel 3d

Thương hiệu: | Tình trạng: Còn hàng
Liên hệ
Tấm 3D PANEL được sử dụng làm tường chịu lực trong các công trình có nhiều tường xây như nhà ở căn hộ, khách sạn, nhà dân với các ưu điểm:
Xem thêm
Tấm 3D PANEL được sử dụng làm tường chịu lực trong các công trình có nhiều tường xây như nhà ở căn hộ, khách sạn, nhà dân với các ưu điểm:
 
• Khả năng chịu lực lớn: Tường bê tông vừa chịu lực vừa làm tường ngăn tạo độ cứng tổng thể lớn, kết cấu toàn khối giúp công trình chịu tải trọng gió, động đất và rung động (tải trong xe chạy) tốt hơn kết cấu cột.
 
• Phân phối lực đều:Tường chịu lực giúp phân bố tải trọng đều đồng nghĩa với việc móng chịu lực ổn định hơn (giảm khả năng lún lệch) và làm giảm chi phí cho kết cấu móng.
 
• Tường phẳng: Không có cột hoặc cột được bố trí chìm trong tường bê tông nên không còn tình trạng cột nhô ra khỏi tường tạo ra một không gian kiến trúc sạch.
 
• Chống thấm ngang: Khi xây nhà 3D tường bê tông được đầm kỹ sẽ ngăn không cho nước thấm ngang hay thấm từ sàn lên, đặc biệt hữu ích đối với nhà liền kề. Tường liên kết với sàn bằng thép râu uốn từ tường vào sàn nên tránh được hiện tượng nứt cổ trần (100% xảy ra với tường gạch) nên không xảy ra hiện tượng thấm ngang do nước mưa hắt vào tường.
 

HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ LẮP DỰNG KẾT CẤU EVG-3D PANEL (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Sau khi nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế thi công (bao gồm bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện, nước, điện thọai, mạng vi tính, hệ thống phòng cháy chữa cháy, …), căn cứ vào điều kiện cụ thể tại vị trí thi công công trình, cân tiến hành các bước sau :

A CÔNG TÁC CHUẨN BỊ :

1. Máy thi công :

- Máy nén khí ≥8Atmostphe, dung lượng khí 11m3/phút.

- Máy trộn – đẩy bê tông, công suất 3m3/giờ

- Máy tời kéo tầng cao.

- Cẩu mini.

- Máy khoan bê tông cầm tay.

- Máy cắt thép.

- Máy cắt sắt cầm tay.

- Máy hàn điện.

2. Dụng cụ thi công :

- Dàn giáo

- Cây chống sắt : 1,2 cây/m2

- Đà gỗ tiết diện 10x10 : 1.2md/m2

- Đà thép hình.

- Giằng chéo, vam khóa.

- Ván khuôn (theo thiết kế cụ thể)

- Thước cuộn 30m

- Thước thép 5m.

- Thước thẳng 2,5m

- Thước nivô .

- Dây nivô

- Kềm cắt sắt Þ3 mm

- Kéo cắt sắt Þ≥6 mm

- Kềm bấm kẽm

- Đèn khò

- Bàn xoa

- Bay thép

- Búa 5kg và 2kg

- Vam bẻ thép các cỡ

- Cọ quét bitum

- Quả dọi

- Máy hàn nhiệt ống nước.

- Đồng hồ đo điện các lọai.

B. CÔNG TÁC THI CÔNG

Chuẩn bị mặt bằng :

Căn cứ trên mặt bằng móng - đà kiềng và nền sàn bê tông đã thi công, tiến hành căng dây, lấy mực để kiểm tra kích thước thực so với bản vẽ thiết kế. Phả vữa bê tông cân chỉnh mặt bằng.

Vẽ mặt bằng tường tầng trệt lên nền sàn.

Định vị vị trí tấm tường EVG trên mặt bằng :

Xác định vị trí từng tấm tường EVG-3D trên mặt bằng theo bản thiết kế kết cấu.

Lấy dấu, khoan các lỗ để đặt sắt neo Þ10 cho các tấm tường bằng cách căng dây, bắn mực. Khỏang cách tối đa giữa các thanh sắt neo là 500 mm. Các lỗ khoan phải không trùng với các khe nối của các tấm EVG-3D.

 

Lắp đặt sắt neo vào lỗ khoan bằng phương pháp đóng. Đầu thanh sắt neo (phần ngập trong BT sàn, chiều dài 10 – 15cm) được bôi keo Epocy để tăng liên kết. Trường hợp sắt neo đã được chôn trước trong bê tông sàn thì phải kiểm tra, hiệu chỉnh cho đúng vị trí neo tấm tường.

 

Quét bitum chống thấm tòan bộ mặt tiếp giáp giữa nền sàn bê tông và chân tấm EVG-3D.

Lắp dựng tấm tường EVG-3D :

Lắp dựng các tấm EVG-3D bắt đầu từ các góc. Sắt neo sẽ được luồn vào khe giữa tấm xốp và lưới thép. Cố định tấm EVG-3D với sắt neo bằng kẽm buộc. Kiểm tra độ thẳng đứng của tấm tường, của các góc giao bằng thước thủy hoặc máy tòan đạc.

 

Các tấm tường cong được tạo bằng cách cắt lưới dọc theo mặt lưng đường cong và bẻ uốn tấm EVG-3D theo độ cong đã xác định trên nền sàn. Khỏang các giữa các đường cắt phụ thuộc vào độ cong của tấm tường.

 

Tại các vị trí cửa đi và cửa sổ, các tấm EVG-3D được cắt theo kích thước thực tế. Sau khi lắp đặt, các vị trí này được tăng cường sắt chịu lực và lưới thép chữ U theo thiết kế . Cửa sổ còn có thể tạo bằng cách cắt trực tiếp trên các tấm tường EVG-3D đã dựng.

Kiểm tra độ thẳng đứng của các tấm vách, định vị bằng các cây chống xiên. Khỏang cách các cây chống từ 900 – 1200 tùy thuộc vào chiều cao tấm tường

Lắp đặt lưới góc và lưới liên kết giữa các tấm EVG-3D trên cả hai mặt trong và ngòai. Tai vị trí các góc cửa sổ và cửa đi được tăng cường các tấm lưới chéo 450 theo thiết kế.

Lắp dựng khuôn bao cửa đi, cửa sổ :

Khuôn cửa phải được bọc giấy bảo vệ trước khi lắp dựng.

Cố định pate cửa với lưới U liên kết của tấm tường theo thiết kế.

Kiểm tra độ thẳng đứng của khuôn, độ phẳng so với mặt tấm tường và cố định bằng các cây chống xiên.

 

Lắp dựng các hệ thống điện, nước, điện thọai, mạng vi tính, gas, PCCC … trên nền sàn và tường :

Dùng đèn khò tạo rãnh trên tấm xốp để luồn ống của các hệ thống chìm tường.

 

Rải ống trên sàn và luồn ống chìm tường, lắp đặt các hộp nối và hộp đế ngầm. Ong trên sàn được cố định bằng kẹp, ống trên tường cố định bằng dây kẽm.

 

Các ống cứng hoặc quá lớn không luồn được trực tiếp qua lưới, cho phép cắt lưới một phần hoặc tòan bộ chiều dài ống để lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong phải dùng lưới liên kết để gia cố phần bị cắt.

Lắp dựng tấm sàn EVG-3D và các kết cấu đà :

Căn cứ bản vẽ thiết kế để lắp đặt sắt tăng cường bụng và đai chữ U đầu tấm.

 

Tại các vị trí có đà BTCT đỡ tấm sàn, phải đóng và lắp dựng ván khuôn đà, neo liên kết vào tấm tường.

Lắp dựng cốt thép đà theo thiết kế.

Dựng các đà gỗ đỡ tấm sàn theo cao độ thiết kế. Các đà gỗ nằm vuông góc với chiều dài tấm sàn, khỏang cách giữa các đà đỡ từ 1200 – 1500. Cây chống đỡ đà gỗ được bố trí cách các tấm tường từ 800 – 1200 tùy vị trí. Khỏang cách giữa các cây chống từ 600 – 800, sao cho không cản trở thao tác phun vữa tường và trần.

 

Lắp các tấm EVG-3D sàn đã tăng cường sắt chịu lực vào vị trí, neo liên kết với cốt thép đà và lưới của tấm tường bằng lưới liên kết và lưới góc.

 

Luồn thép của đà BT đầu tường, gia cố sắt mũ chịu lực của sàn theo thiết kế.

Kiểm tra tổng thể phần kết cấu tường – sàn và các hệ thống ngầm trước khi phun bê tông :

Kiểm tra liên kết giữa tấm tường và tấm sàn, giữa tấm sàn và đà. Kiểm tra code cao độ và kích thước tổng thể.

Kiểm tra lại vị trí và liên kết các khuôn cửa.

Kiểm tra đo thông mạch các hệ thống điện, điện thọai, mạng vi tính, mạng PCCC …

Kiểm tra đo áp lực và rò rỉ mối nối các hệ thống ống nước, gas …

Chuẩn bị vật liệu và máy móc để bơm phun bê tông :

Tập kết vật liệu cho bê tông phun. Các vị trí tập kết vật liệu phải thuận tiện để chuyển vào máy trộn và máy phun. Yêu cầu vật liệu : Xi măng : theo chủng lọai thiết kế yêu cầu. Cát vàng : hạt lớn, sạch, không có tạp chất. Đá mạt : kích thước hạt từ 0 – 4mm, sạch, không có tạp chất. Đá 1x2 : sạch, không có tạp chất, trước khi thi công phải rửa đá cho sạch. Phụ gia sika chống thấm. Nước sạch.

Máy trộn và bơm phun bê tông phải được rửa sạch, kiểm tra dầu nhớt, các đồng hồ kỹ thuật trong máy.

Bơm phun bê tông và hòan thiện sơ bộ :

Tỷ lệ cấp phối vữa bê tông, độ sụt của vữa phải tuân thủ theo yêu cầu thiết kế. (Độ sụt được qui định là 7.25cm, tương đương 2.85 inch)

 

Tiến hành phun vữa tấm tường trước, dùng vữa bê tông đá mạt. Vị trí phun bắt đầu từ trên xuống dưới. Phun vữa làm 2 lần, mỗi lần không dày quá 3cm, vữa phun lần 1 se mặt mới được phun tiếp lần 2, bề mặt vữa sau khi phun lần 2 phủ ra khỏi mặt lưới thép từ 5 – 10mm. Khi vữa lớp 2 se mặt, dùng thước gạt tạo mặt phẳng cho tấm tường. Lớp vữa hòan thiện có thể tô trát ngay hoặc tô sau, nhưng phải tiến hành sau khi phun vữa phần trần tiếp giáp.

 

Sau khi phun vữa bê tông cho các tấm tường thì có thể tiến hành đồng thời công tác phun vữa bê tông phần trần bên dưới và bê tông đá 1x2 của sàn trên. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng việc phun vữa tấm trần có thể tiến hành sau khi phun xong vữa các tấm tường của từng phòng, còn bê tông đá 1x2 trên mặt sàn chỉ được tiến hành sau khi đã phun vữa bê tông hết các tấm tường bên dưới.

Các công đọan bảo dưỡng, chống thấm sau khi phun bê tông đá 1x2 sàn tuân thủ theo qui phạm như bê tông cốt thép thông thường. Đối với phần bê tông tường, phải tưới bảo dưỡng lần đầu sau 05 giờ, các lần tưới bảo dưỡng cách nhau từ 1 – 2 giờ tùy thuộc thời tiết tại công trường.

Định vị vị trí tấm tường EVG lầu tiếp theo :

Tiếp tục tiến hành lần lượt lặp lại từ  bước 2 cho các tầng tiếp theo.

Trường hợp lắp dựng các tấm EVG-3D kết hợp với giàn khung chịu lực BTCT (thường dùng cho các nhà cao tầng trong công nghệ EVG-3D) thì trước khi bắt đầu bước 2, phải định vị, lắp dựng cốt thép và coffage, đổ bê tông cột như trong xây dựng nhà khung thông thường, có chờ sẵn sắt râu để liên kết với các tấm EVG-3D sẽ lắp dựng, sau đó mới xác định vị trí các tấm tường (bước 2) ở phần giữa khỏang cách các cột và lắp dựng như bản vẽ. Các bước tiếp theo tiến hành lần lượt như trên, riêng việc thi công tầng cao cần chú ý tăng cường các biện pháp an tòan của thi công nhà cao tầng theo qui phạm.

C. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TRỘN – ĐẨY BÊ TÔNG, MÁY NÉN KHÍ

1. Máy trộn – đẩy bê tông

 

a/ Vận hành :

Kiểm tra dầu nhớt máy, nước giải nhiệt, nhiên liệu.

Kê kích máy cho cân bằng trước khi vận hành.

Nhấn nút khởi động máy, chạy không tải 5 phút.

Đấu nối ống dẫn bê tông.

Khởi động máy bơm đẩy, chạy không tải 5 phút.

Trộn nước và bột bôi trơn ống, bơm tráng ống và đầu phun.

Cấp cốt liệu vào thùng trộn theo tỉ lệ cấp phối thiết kế.

Trộn bê tông, bổ sung thêm các thành phần phụ gia theo tỉ lệ thích hợp.

Bơm đẩy, phun bê tông vào cấu kiện.

Khi kết thúc công tác phun bê tông phải tháo đầu vòi phun, tiến hành bơm tráng ống  lần 1 bằng cách đổ nước đầy thùng trộn, tăng ga đẩy nước và vữa bê tông còn đọng trong ống ra ngoài.

Bơm tráng ống lần 2 : đổ nước vào đầy thùng trộn, đẩy bóng cao su vào lỗ hút, tăng ga đẩy bóng và nước tới khi nước trong thùng còn một nửa, đẩy tiếp bóng cao su thứ 2 vào lỗ hút.

Cứ tiến hành như vậy cho đến khi nước cuối đường ống trong và sạch.

Dùng vòi nước áp lực cao rửa máy và các cấu kiện.

b/ Bảo dưỡng :

Lập sổ nhật ký vận hành máy.

Luôn giữ vệ sinh máy.

Thay dầu bôi trơn máy theo định kỳ.

Để máy nơi khô ráo, có phủ bạt che chắn khi không sử dụng.

2. Máy nén khí

a/ Vận hành :

Kiểm tra dầu nhớt máy, nước giải nhiệt, nhiên liệu.

Kê kích máy cho cân bằng trước khi vận hành.

Mở thông các van khí.

Nhấn nút khởi động máy, chạy không tải 5 phút.

Sau khi đã đấu nối các ông dẫnkhí vào đầu vòi phun, khóa các van khí, theo dõi đồng hồ áp lực. Khi áp suất đạt 7 atmosphe thì mở van chính để tiến hành phun vữa.

Sau khi kết thúc công việc, tháo ống dẫn khí ra khỏi vòi phun bê tông, tháo ống ra khỏi van chính (khi không sử dụng trong một thời gian dài), xả khí nén tồn trữ trong bình, khóa các van chính.

b/ Bảo dưỡng :

Lập sổ nhật ký vận hành máy.

Luôn giữ vệ sinh máy.

Thay dầu bôi trơn máy theo định kỳ.

 

Để máy nơi khô ráo, có phủ bạt che chắn khi không sử dụng.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG

 

 
Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây
Nhà Điều Hành Công Trường - Nhà lắp Ghép Di Động - Nhà Nhẹ

Gửi mailYêu cầu tư vấn

Tắt [X]
popup

Số lượng:

Tổng tiền: